Những nghi lễ quan trọng trong đám cưới truyền thống


Trong quá trình chuẩn bị cưới, có 3 nghi lễ quan trọng mà hầu hết đám cưới nào cũng phải có, gồm: lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ rước dâu. Để giữ được nét truyền thống của phong tục cưới hỏi, các gia đình nên tìm hiểu kỹ các nghi thức này, cũng như bàn bạc với gia đình thông gia để thống nhất về phong tục sao cho cả hai nhà đều vui vẻ, hài lòng.


1. Lễ dạm ngõ (chạm ngõ)

Đây là nghi lễ phải được diễn ra đầu tiên trong phong tục cưới hỏi truyền thống. Lễ chạm ngõ được xem như lần gặp gỡ chính thức đầu tiên của hai bên gia đình, họ hàng nhà trai và nhà gái, để bố mẹ hai bên biết nhau, hiểu về hoàn cảnh gia đình.

Trong lễ dạm ngõ, nhà trai sẽ chuẩn bị lễ vật để mang sang nhà gái. Lễ vật trong đám dạm ngõ hiện nay đã được tối giản đi khá nhiều so với thời xưa. Lễ vật chủ yếu là hoa quả, bánh trái để lễ tổ tiên nhà gái.

Trong buổi lễ dạm ngõ thì thành phần tham dự cũng đơn giản thường chỉ có cha, mẹ, anh chị và một vài người lớn tuổi trong dòng họ.

Buổi lễ này thường mang ý nghĩa tinh thần vì thực tế, các cặp đôi có thể tìm hiểu, gắn bó với nhau trước khi gia đình gặp gỡ và đã có quyết định đi đến hôn nhân. Khi đó, lễ dạm ngõ sẽ là buổi họp mặt để bàn bạc về lễ ăn hỏi, lễ cưới.

2. Lễ ăn hỏi

Ngày ăn hỏi trong đám cưới người Việt được xem như buổi lễ chú rể ra mắt họ hàng, gia tiên của nhà gái, đồng thời cũng là khẳng định hôn lễ.

Địa điểm diễn ra nghi lễ là nhà gái.

Nhà trai phải chuẩn bị mâm tráp (miền Nam gọi là quả), mang tới nhà gái như lễ vật để hứa hôn. Ở cả hai miền, nhà gái sẽ quyết định số lượng lễ cũng như các vật phẩm trong lễ vật. Nếu cô dâu ở miền Bắc, nhà trai cần chuẩn bị mâm tráp số lẻ, có thể từ 5, 7, 9 đến 11, 13, 15, 17 lễ. Nếu cô dâu ở miền Nam, nhà trai phải chuẩn bị số quả chẵn.

Vào ngày đã định, nhà trai cùng gia đình, họ hàng và bạn bè tới nhà cô dâu để làm lễ ăn hỏi. Các tráp quả của nhà trai sẽ được những thanh niên chưa vợ mang tới, đồng thời nhà gái cũng phải có số lượng các thiếu nữ chưa chồng tương ứng để đỡ tráp.

Ngoài tráp, nhà trai cần chuẩn bị tiền lễ, đựng trong phong bì đỏ để mang tới nhà gái như lễ vật tặng kèm. Số tiền tùy thuộc vào nhà gái yêu cầu.

Khi nhà trai đến, cô dâu chưa được xuất hiện mà ở trên phòng đợi chú rể đón ra chào quan khách.

Sau khi hai gia đình chuyện trò, tuyên bố lý do cho ngày ăn hỏi, chú rể đón cô dâu và cùng thắp hương trên bàn thờ gia tiên nhà gái và kết thúc nghi lễ.

Trước khi nhà trai ra nhà, nhà gái cần tặng lại một số lễ vật trong mâm tráp, là lễ lại quả cho gia đình.

3. Lễ đón dâu

Nhà trai đến nhà cô dâu làm lễ xin dâu, đón cô dâu về nhà chồng.

Ở miền Nam, nhà trai cần chuẩn bị mâm quả tương tự như với đám hỏi nhưng số lượng lễ thường nhiều hơn., còn ở miền Bắc, nhà trai chỉ cần chuẩn bị một tráp nhỏ gồm trầu cau để thắp hương trên bàn thờ gia tiên nhà gái. Ngoài ra, chú rể cần chuẩn bị xe hoa, hoa cầm tay cho cô dâu.

Các nghi thức gần như tương tự với lễ ăn hỏi.

Cô dâu sẽ ở trong phòng, không được xuất hiện tới khi chú rể đón xuống chào khách.

Sau khi cặp đôi chào khách và thắp hương trên bàn thờ gia tiên, bố cô dâu sẽ đưa con gái về nhà chồng, mẹ cô dâu ít khi đi đưa dâu.

Khi tới nhà trai, cô dâu chú rể ra mắt quan khách tại nhà trai và thắp hương trên bàn thờ gia tiên của nhà trai.

Sau các nghi thức truyền thống, hai gia đình có thể tổ chức chung tiệc đãi khách, hoặc mỗi nhà tổ chức tiệc riêng. Nếu tổ chức riêng, nhà gái cần đãi tiệc trước khi nhà trai đến đón dâu, tiệc có thể diễn ra trước một hôn.

Khi lễ cưới kết thúc, cô dâu chú rể có thể đi hưởng tuần trăng mật để nghỉ ngơi trước khi chính thức bước vào cuộc sống hôn nhân.


Xem thêm:

Share on Google Plus

About tinnhanh365

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét